(Tetracera scandens (L.) Merr.); dây tứ giác, tích diệp đằng, chạc chìu (Tày), chong co (Thái), dạt lồng nhây (Dao). Họ Sổ (Dilleniaceae).
Dây leo, cành mảnh vươn rất dài. Cành non có lông nháp, cành già màu nâu nhạt đến nâu tía. Lá mọc so le, mép khía răng, gân nổi rất rõ, hai mặt lá rất nháp. Cụm hoa là một chùm ở kẽ lá và đầu cành; hoa nhỏ màu trắng, cánh hoa sớm rụng; nhị nhiều. Quả hình trứng, đầu có mũi nhọn hoắt, có một hạt. Mùa hoa và quả : tháng 7 – 9.
Cây mọc hoang ở miền núi, trong các bụi cây ven rừng, bên bờ suối. Còn có ở Lào, Campuchia, Trung Quốc, Xri Lanca....
Rễ và thân DC thu hái quanh năm, phơi hoặc sấy khô, dùng sống hoặc tẩm rượu sao vàng. Dược liệu có vị đắng, chát, tính ẩm có tác dụng giảm đau, tán ứ, hoạt huyết chữa tê thấp, gân xương đau nhức.
Liều dùng : 20 – 30g/ngày, dưới dạng thuốc sắc. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức : DC, dây gắm, cây cà gai leo, rễ kim cang, dây tơ xanh, rễ mặt quỷ, rễ xích đồng nam, ngũ gia bì (mỗi thứ 1000g), dây đau xương, cành vông (mỗi thứ 500g). Nấu thành cao lỏng, thêm đường và rượu để được một lít. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần một chén nhỏ (kinh nghiệm của Hợp tác xã thuốc dân tộc Hợp Châu – Chùa Bộc) |